Bệnh gút là gì ?
Bệnh gút (Gout), trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bình thường axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,…gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.
Dấu hiệu bệnh gút
1. Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu tiên của bệnh gút tiến triển khá chậm và ít gây ra các biểu hiện bệnh ngoài. Lúc này, hàm lượng các acid uric trong máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện các biểu hiện của bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-3 tháng. Bệnh nhân chỉ có thể nhận biết bệnh thông qua việc khám định kỳ hoặc tình cờ làm xét nghiệm về máu mới biết chính xác bệnh.
2. Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn gút cấp tính, hầu như các triệu chứng đã biểu hiện ra ngoài nên dễ nhận biết. Cụ thể như sau:- Vị trí phát bệnh: Xuất hiện tại các khớp, cơ ngón tay, đầu gối, các ngón chân. Có tới 65% cơn gút cấp biểu hiện ở ngón chân cái.
- Cơn đau tại các khớp: Thường xảy ra vào thời điểm ban đêm, với cường độ đau dữ dội gia tăng từng ngày. Đau kèm theo tê buốt vật vã khiến người bệnh đứng ngồi không yên.
- Triệu chứng kèm theo: Các ngón tay, ngón chân sưng to, phù nề, đỏ nóng do viêm xung huyết tại vùng bị viêm.
- Triệu chứng toàn thân: Có tới 50% bệnh nhân gặp phải các triệu chứng kèm theo như: sốt nhẹ, mệt mỏi, hạn chế vận động, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện khó, mắt nổi tia đỏ…
- Nổi cục tophi sưng khớp: Đặc biệt ở giai đoạn này triệu chứng của bệnh gout còn có thể xuất hiện các khối u cục nổi lên tại khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá chân được gọi là các cục tophi. Tuy nhiên giai đoạn cấp tính các cục tophi chỉ xuất hiện 3-5 ngày sẽ bớt sưng, giảm bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh gút
- - Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.
- - Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.
- - Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng.
- - Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét